Phân biệt giữa bình chữa cháy bột và bình chữa cháy khí

Thứ hai - 12/09/2016 10:20
Cách phân biệt giữa bình chữa cháy bột và bình chữa cháy khí về cấu tạo, phạm vi sử dụng, cách bảo quản và sử dụng hai loại bình này
Phân biệt giữa bình chữa cháy bột và bình chữa cháy khí
Bình chữa cháy bột Bình chữa cháy khí Co2
***So sánh cấu tạo giữa hai loại bình khí và bột

- Được làm bằng thép chịu áp lực. bên trong bình được nối bằng một ống xifong. Khí đẩy thường là Nitơ, Cacbonic, Cacbon hiđrô halogen ...

- Cụm van gắn liền nắp đậy, có thể tháo ra nạp lại bột, khí sau khi sử dụng.

- Van khóa có thể là van bóp hay van vặn, van khóa được kẹp chì.

- Đồng hồ áp lực khí đẩy. Loa phun bằng kim loại hoặc nhựa cao su tổng hợp, kích cỡ tùy thuộc từng loại bình, chiều dài tuỳ thuộc loại bình.

- Bình sơn màu đỏ trên có nhãn ghi đặc điểm, cách sử dụng, chất chữa cháy

cau tao binh chua chay bot

cấu tạo bình chữa cháy bột

- Thân bình làm bằng thép đúc, hình trụ đứng thường được sơn màu đỏ.

- Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều , hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng,

- Cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách. Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình.

- Trong bình và dưới van là ống nhựa cứng dẫn Cacbonic lỏng ra ngoài.

- Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn.

- Loa phun bằng kim loại hay cao su, nhựa cứng và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm.

- Bình thường được sơn màu đỏ (trừ bình của Ba Lan sơn màu trắng và bình loại CDE của Trung Quốc sơn màu đen).

cao tao binh chua chay khi

cấu tạo bình chữa cháy khí

***Phạm vi sử dụng và các đặc điểm khác

- Sử dụng an tòan, tin cậy, thao tác đơn giản, dễ kiểm tra, hiệu quả chữa cháy cao.

- Với loại bình bột loại ABC dùng để dập hầu hết các loại đám cháy chất rắn, lỏng, khí.

- Với loại bình bột BC cũng có thể dập hầu hết các loại đám cháy chất lỏng, khí, tuy nhiên đối với đám cháy chất rắn hiệu quả không cao.

Đặc điểm khác

- Bột chữa cháy silicom hóa (bột BC hoặc ABC) và khí được đóng kín trong bình nên khó bị ẩm, đóng cục, thời gian bảo quản dài và an toàn.

- Nhiệt độ bảo quản từ -10độ C đến 55độ C.

- Khi phun áp lực giảm xuống tương đối ổn định, thời gian chữa cháy có hiệu quả tương đối dài.

- Bột chữa cháy không độc, vô hại với người, gia súc và môi trường.

- Bình chữa cháy bằng Dioxit cacbon thường được dùng để dập các đám cháy thiết bị điện tử, đồ vật quý hoặc thực phẩm vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy (CO2) trên vật cháy nên không làm hư hỏng thêm vật.

- Bình loại này thích hợp cho các đám cháy buồng, phòng, hầm, nơi kín khuất gió, kém hiệu quả với đám cháy ngoài trời hay nơi thoáng gió vì CO2 khuyếch tán nhanh trong không khí.

- Không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ, vì:
+ CO2 + C = 2CO
+ CO2 + M = MO + CO
+ CO là khí độc và rất dễ nổ.

***Cách sử dụng

- Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.

- Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 50 độ C.

- Nếu để ngoài nhà phải có mái che.

- Khi di chuyển cần nhẹ nhàng.

-Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.

- Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch xanh thì phải nạp lại .

- Bình chữa cháy sau khi đã mở van, nhất thiết phải nạp đầy lại, trước khi nạp tháo các linh kiện bịt kín, loai bỏ, làm sạch các phần đã bị nhiễm bột.

- Nếu còn áp suất, trước khi tháo phải giảm áp suất bằng cách bóp van từ từ cho khí thoát dần ra, kim áp kế chỉ về trị số O. Khi mở nghe tiếng "xì xì", phải lập tức ngừng và kiểm tra lại.

- Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.

Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lợng ban đầu.
Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.
Kiểm tra vòi, loa phun

 

- Khi có cháy xảy ra, di chuyển bình tới gần điểm cháy, giật chốt hãm.

- Chọn đầu hướng ngọn lửa, hướng loa phun vào càng gần gôc lửa càng tốt.

- Bóp (hay vặn) van để khí tự phun ra dập lửa.

 

Lưu ý

- Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

- Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).

- Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.

- Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

- Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

- Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.

- Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng

- Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

- Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục xuống chất lỏng.

Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

- Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu hướng gió.

- Đề phòng bỏng lạnh. Chỉ đ­ược cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.

- Trước khi phun ở phòng kin, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây